Bạn là tín đồ của trái cây tươi nhập khẩu? Bạn không biết quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào là đúng? Cùng tìm hiểu với Fuji Fruit qua bài viết dưới đây để trang bị cho mình thêm kiến thức về trái cây tươi nhập khẩu nhé.
THỦ TỤC NHẬP KHẨU CỦA TRÁI CÂY TƯƠI
- Kiểm tra danh mục được phép nhập khẩu
Việc cần làm đầu tiên là bạn phải tìm hiểu những loại trái cây nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Hiện tại, trái cây tươi không nằm trong danh mục bị hạn chế xuất, nhập khẩu (theo Nghị định 187/2013). Tuy nhiên theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT trái cây tươi nhập khẩu phải kiểm dịch nguy cơ gây dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này để đảm bảo những trái cây tươi này không lây lan dịch bệnh lạ vào Việt Nam.
Để nhanh gọn nhất, bạn nên liên hệ Cục bảo vệ thực vật - Bộ NNPTNT để có thông tin chính xác và đầy đủ nhất.
- Liên hệ với chủ vườn bên nước ngoài hoặc cơ quan quản lý
Hoa quả nhập khẩu được bán tại các cửa hàng của Fuji sẽ có cán bộ chuyên trách kiểm tra chất lượng, giấy tờ trái cây tươi trực tiếp bên nước sở tại trước khi quyết định nhập khẩu về Việt Nam.
Thường thì sẽ có 2 kiểu: nhà vườn tự kinh doanh như tại Nhật, Hàn 70% các nhà vườn tự đứng ra kinh doanh hoặc thuộc các hiệp hội như hiệp hội Kinh doanh Nông sản ÚC (viết tắt AAA).
- Đóng gói và thuê vận chuyển trái cây tươi:
Để đảm bảo trái cây tươi nhập khẩu về đến Việt Nam vẫn giữ nguyên được chất lượng, độ tươi ngon thì bước này phải đặc biệt chú trọng.
Với các nước xuất khẩu trái cây tươi lâu năm như Mỹ, Úc, New Zealand thì việc hái, đóng gói bảo quản sẽ được nước bạn hỗ trợ 100% về công nghệ. Thường sẽ được sử dụng các công nghệ như bảo quản: bảo quản lạnh, ion hóa, công nghệ CAS hay cách ly với môi trường ngoài bằng sáp ong hoặc các loại sáp tự nhiên…
Trái cây đi hàng không đang được dỡ xuống
Sau khi được đóng gói trái cây tươi được chuyển về Việt Nam bằng đường biển hoặc đường hàng không. Hàng về Việt Nam còn hay được phân biệt là hàng AIR và hàng biển là vì thế.
- Xin giấy phép kiểm dịch của trái cây
Giấy phép này cần thông qua Cục bảo vệ thực vật - Bộ NNPTNT kiểm duyệt và cho phép trái cây tươi về Việt Nam.
Giấy phép có thể xin tại : Cục bảo vệ thực vật, tại Số 149 Hồ Đắc Di, Q.Đống Đa, HN
* Hồ sơ xin giấy phép cần có:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu)
Hợp đồng thương mại: bản sao chụp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: bản sao chụp
- Đăng ký lấy mẫu kiểm dịch
Trước khi trái cây tươi nhập khẩu về đến sân bay hoặc cảng biển cần trải qua kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm của Chi cục kiểm tra thực vật Vùng.
- Lấy mẫu kiểm dịch
Khi hàng về đến sân bay cán bộ kiểm dịch sẽ lấy mẫu trái cây tại điểm hàng về và kiểm tra theo quy định. Thường sẽ kiểm tra 2-3 mẫu và cho kết quả trong ngày, không kéo dài tránh làm giảm chất lượng trái cây nhập khẩu.
Lấy mẫu kiểm dịch là một khâu quan trọng
- Làm thủ tục thông quan nhập khẩu trái cây tươi
Đến bước này người nhập khẩu cần nộp tờ khai và hồ sơ cho Hải quan, bổ sung giấy kiểm dịch mới có thể chuyển hàng về các kho bảo quản tiếp tại Việt Nam trước khi được chuyển đến tay người tiêu dùng.
Trái cây được bảo quản bằng công nghệ CAS
Trải qua 7 bước như thế, trái cây tươi mới được nhập khẩu vê đến Việt Nam. Sau đó Fuji sẽ bảo quản trái cây tươi bằng công nghệ CAS tiên tiến nhất đang được áp dụng tại Nhật trước khi chuyển đến tay người tiêu dùng những trái cây tươi ngon và “an toàn cho sức khỏe gia đình bạn”.
Bài viết liên quan :
Nhận xét
Đăng nhận xét